100% Hàng chính hãng

Cuộc lội ngược dòng của hạt cốc cổ đại

  • 12/05/2020

Trong những năm gần đây chúng ta bắt đầu thấy phong trào sử dụng những loại hạt rất là là bên cạnh gạo trắng, gạo lứt thông thường, những cái tên phổ biến như là quinoa, hạt chia…

 

Trong những năm gần đây chúng ta bắt đầu thấy phong trào sử dụng những loại ngũ cốc cổ đai là bên cạnh gạo trắng, gạo lứt thông thường, những cái tên phổ biến như là quinoa, hạt chia… nhưng đâu là lý do vì sao những loại hạt mới này lại chiếm được tình cảm của nhiều người như vậy? Phải chăng chúng có chứa một thành phần dinh dưỡng đặc biệt nào đó mà chúng ta không tin thấy trong hạt gạo thông thường? Cúng khám khá đề tài thú vị này nhé.

 

Ngũ cốc cổ là gì?

 

Thực ra chưa có một định nghĩa chính xác về ngũ cốc cổ nhưng chúng ta có thể hiểu nôm na ý nghĩ cổ là chúng có từ rất lâu hàng nghìn năm và vẫn tồn tại cho đến tận ngày nay. Như vậy tạo sao hạt gạo chúng ta ăn mỗi ngày lại không được xếp vô nhóm này? Đơn giản là vì hạt gạo cao sản mà chúng ta ăn là kết quả của một quá trình lai tạo, cấy ghép giống lúa để cho ra những giống gạo có năng suất cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khủng của hơn 7 tỉ người trên hành tinh, cả về số lượng và hương vị.

 

Trong khi các hạt cốc cổ lại vẫn nguyên bộ gen như thời xa xưa, không trải qua quá trình lai tạo do đó năng suất khá là thấp hơn nữa hương vị cũng có thể gọi là “không hợp thị hiếu” của con người thời hiện đại nên dần dần con người chuyển sang sử dụng những hạt cốc hiện đại như lúa, lúa mì của chúng ta ngày nay.

 

Vì sao chúng ta lại tìm về ngũ cốc cổ

 

Một điểm chung của các loại hạt ngũ cốc cổ là chúng đều là nguyên hạt do đó thành phần chất xơ rất cao. Cũng chính vì thành phần sơ cao nên phần lớn hạt cốc cổ khá thô khi ăn không được mềm giẻo như các loại gạo lúa mì hiện đại hơn nữa năng suất trồng ngũ cốc cổ khá thấp vì chúng không phải là giống cao sản, vừa ăn không ngon, vừa năng suất thấp thì dần dần người nông dân đã quay lưng lại với các loại hạt này và tập trung nhiều vào lúa mì, gạo để mang lại hiệu quả kinh tế hơn.

 

Tuy nhiên, trong bối cảnh cả nhân loại phải chiến đấu với những căn bệnh của thời hiện đại: béo phì, tiểu đường, tim mạch...thì con người mới dần phát hiện ra thành phần sơ cao trong những hạt cốc cổ mới chính cái tốt cho sức khỏe hơn là thành phần bột nhiều năng lượng trong gạo và lúa mì. Một số hạt cốc cổ có hàm lượng protein cao hơn cả thịt giúp cải thiện cân nặng cho trẻ nhỏ và thể trạng cho người già, một số lại rất giàu omega-3 như một liều thuốc bổ ích cho trí nào và còn chứa nhiều quý giá khác. Té ra, những hạt cốc cổ xưa mà con người ruồng bỏ lại chính là nguồn dinh dưỡng mà chúng ta đang cần để chống chọi lại bệnh tật ngày nay.

 

Ngũ cốc cổ bao gồm những hạt nào?

 

Có khá nhiều hạt ngũ cốc cổ nhưng phổ biến nhất là có 7 loại hạt sau:

  • Amaranth 

  • Millet  

  • Karmut

  • Sorghum

  • Teff

  • Farro

  • Freekeh 

 

Mỗi loại hạt đều có thành phần dinh dưỡng đặc biệt phù hợp với nhu cầu của mỗi người, ví dụ freekeh rất giàu protein như thịt bò vậy trong khi farro lại vô cùng giàu chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa và những ai muốn giảm cân. Karmut thì lại nổi tiếng với các hoạt chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa nhiều bệnh nan y. Tóm lại, dù chúng ta đang theo đuổi một chế độ ăn uống nào, chay, thuần chay, ohsawa.. Thì các loại hạt cốc cổ đều phù hợp vì chúng mang lại nhiều thành phần quý giá cho cơ thể mà chúng ta không thể tìm thấy trong hạt gạo và lúa mì hiện đại. Hãy chờ đón nà tìm mua những hạt cốc cổ này trên veggie nhé.

Hiện nay, tại Veggie có bày bán một số sản phẩm bột ngũ cốc dinh dưỡng chính hãng, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp. Chúc bạn ăn ngon sống khỏe mỗi ngày.

Bạn có thể tham khảo thưc phẩm dinh dưỡng của Veggie tại đây nhé!

1. Ngũ cốc dành cho người giảm cân

2. Cách sử dụng ngũ cốc dành cho người ăn kiêng hiệu quả

3. Ngũ cốc dành cho người tiểu đường

4. Bột ngũ cốc nhập khẩu Đài Loan

5. Ngũ cốc dưỡng sinh

Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Bạn chưa có tài khoản? Vui lòng đăng ký
Đăng ký
Bạn đã có tài khoản? Vui lòng đăng nhập

Bạn quên mật khẩu?

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây và chúng tôi sẽ gửi cho bạn một mật khẩu mới.