100% Hàng chính hãng

Ăn ngũ cốc nguyên hạt có tốt không?

  • 13/01/2022

Ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Liệu ăn ngũ cốc nguyên hạt có tốt không?

Xu hướng ăn uống lành mạnh ngày càng phổ biến và được nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong số đó có các loại ngũ cốc nguyên hạt. Điều mà bạn quan tâm lúc này có phải là hiệu quả thực sự của loại ngũ cốc này không? Chắc chắn rồi. Để giải đáp cho thắc mắc ăn ngũ cốc nguyên hạt có tốt không, mời bạn đọc theo dõi tiếp bài viết dưới đây nhé!

Giải đáp: Ăn ngũ cốc nguyên hạt có tốt không?

Ngũ cốc nguyên hạt đảm bảo sức khỏe tới mọi người

Ngũ cốc nguyên hạt là gì?

Ngũ cốc nguyên hạt tức là ngũ cốc có đầy đủ 3 phần sau:

Cám: là lớp sợi bên ngoài rất giàu dinh dưỡng

Mầm: Phần phôi chứa các loại vitamin, khoáng chất, chất béo và protein.

Nội nhũ: phần chính của hạt ngũ cốc và là nguồn cung cấp thức ăn cho phần mầm. Trong nội nhũ chủ yếu là tinh bột, có chứa một lượng nhỏ protein, vitamin, khoáng chất.

Một số loại ngũ cốc nguyên hạt phổ biến được sử dụng nhiều nhất hiện nay là: lúa mạch, ngô, gạo lứt, yến mạch, lúa mì nguyên cám, lúa mì lứt, hạt kê, diêm mạch, lúa mạch đen, …

Giải đáp: Ăn ngũ cốc nguyên hạt có tốt không?

Một số loại ngũ cốc nguyên hạt 

Giải đáp: Ăn ngũ cốc nguyên hạt có tốt không?

Tác dụng của ngũ cốc nguyên hạt đực tuyên truyền rất nhiều trên các phương tiện đại chúng, và bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy chỉ bằng một cú click trên internet mà thôi. Nhiều người nghe phong thanh là ăn ngũ cốc giúp giảm mỡ máu, giảm cân, đẹp da, ... liệu sự thật có đúng như vậy?

Trước khi giải đáp ăn ngũ cốc nguyên hạt có tốt không thì chúng ta cùng tìm hiểu qua về tác dụng của loại thực phẩm này nhé!

Giảm nguy cơ béo phì

Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ thường sẽ giúp bạn no lâu, từ đó hạn chế nạp thêm quá nhiều calo. Và đây cũng chính là tác dụng của ngũ cốc nguyên hạt, chính vì vậy mà loại thực phẩm này vô cùng cần thiết trong quá trình giảm cân của bạn.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Một trong những lợi ích rất lớn của việc ăn ngũ cốc nguyên hạt là giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Kết luận từ 10 nghiên cứu cho thấy ăn ba phần (mỗi phần 28 gam) ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày có thể giảm 22% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Cung cấp nguồn dinh dưỡng và chất xơ

Sở hữu lượng lớn chất xơ, protein, chất chống oxy hóa, ..., ngũ cốc nguyên hạt giúp tăng sức đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, ....

Giảm nguy cơ đột quỵ

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy ăn ngũ cốc có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ lên đến 14% nhờ sở hữu lượng lớn vitamin K, chất xơ cùng các chất chống oxy hóa.

Tham khảo: Ngũ cốc dinh dưỡng giảm cân

Giải đáp: Ăn ngũ cốc nguyên hạt có tốt không?

Ăn ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm nguy cơ đột quỵ

Giảm viêm nhiễm

Viêm là nguyên nhân gốc rễ của nhiều bệnh mãn tính và nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tác dụng của ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm viêm và những người ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt ít có nguy cơ tử vong vì các bệnh mãn tính liên quan đến viêm nhiễm.

Giảm nguy cơ ung thư

Ngũ cốc có tác dụng rất tốt trong việc chống lại ung thư đại trực tràng, một trong những loại ung thư phổ biến nhất và còn có khả năng làm chậm sự phát triển của ung thư.

Giảm tỉ lệ cơ tử vong do bệnh mãn tính

Khi các bệnh mãn tính đang có chiều hướng gia tăng thì việc bổ sung ngũ cốc nguyên hạt trong bữa ăn hàng ngày là rất cần thiết. Tác dụng của ngũ cốc nguyên hạt là giúp giảm nguy cơ tử vong do bệnh mãn tính.

Qua việc tìm hiểu về lợi ích của ngũ cốc đối với sức khỏe con người ở trên thì ta hoàn toàn có thể trả lời cho câu hỏi ăn ngũ cốc nguyên hạt có tốt không là RẤT TỐT. Nếu vẫn còn thắc mắc về ngũ cốc nguyên hạt và các loại thực phẩm chay, bạn có thể liên hệ Veggie qua số 0903 99 55 93 để giải đáp thắc mắc.

Tham khảo: Thời gian ăn ngũ cốc giảm cân

 

Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Bạn chưa có tài khoản? Vui lòng đăng ký
Đăng ký
Bạn đã có tài khoản? Vui lòng đăng nhập

Bạn quên mật khẩu?

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây và chúng tôi sẽ gửi cho bạn một mật khẩu mới.