100% Hàng chính hãng

Cây cỏ ngọt - Vị thuốc dành cho người đái tháo đường

  • 11/08/2020

Cây cỏ ngọt có tính năng của một vị thuốc, có tác dụng như một thực phẩm chức năng, giúp người sử dụng hạn chế được các bệnh: tim mạch, béo phì.

 

Cây cỏ ngọt là một loại dược liệu có tính năng của một vị thuốc, có tác dụng như một thực phẩm chức năng, giúp người sử dụng hạn chế được các chứng bệnh về: tim mạch, béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, thanh nhiệt. Cùng Veggie.vn tìm hiểu những điều thú vị xoay quanh loài cây cỏ ngọt này nhé!

 

Giới thiệu cây cỏ ngọt

 

Cây cỏ ngọt được biết đến là một loại cỏ sống lâu năm. Trong vòng 6 tháng sau khi trồng, gốc bắt đầu hoá gỗ, mỗi gốc có nhiều cành. Cây có thể cao đến 100cm. Cành non và lá đều phủ lông trắng mịn, lá mọc đối, hình mũi mác, dài 30-60mm, rộng 15-30mm, có 3 gân chính xuất phát từ cuống lá.

Mép lá cây cỏ ngọt có răng cưa ở nửa phần trên. Cụm hoa hình đầu, mỗi tổng bao có chứa 5 hoa nhỏ, tràng hình ống, màu trắng ngà, có 5 cánh nhỏ. Hoa dài 10-12mm, có hai vòi nhuỵ dài thò ra ngoài, mùi thơm nhẹ. Tính theo năm dương lịch, mùa hoa cỏ ngọt bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau. Toàn thân có vị ngọt, nhiều nhất ở lá, lá già chết khô ở dưới nhưng cuống rất dai nên không rụng (vẫn còn vị ngọt).

Cây cỏ ngọt phát triển tốt nhất ở những nơi có khí hậu cận nhiệt đới. Những nơi có lượng mưa ít vào mùa đông. Nguồn gốc của Cỏ ngọt là từ vùng cao nguyên của vịnh Amami và huyện Iguazu ở biên giới giữa Paraguay và Brazil.

Vào năm 1990, loài thảo dược này được di thực vào Việt Nam. Hiện nay, cỏ ngọt được trồng tại nhiều địa phương trên cả nước như: Hà Giang, Hưng Yên, Hòa Bình, Nghệ An…

Thời điểm tốt nhất để thu hoạch cây cỏ ngọt là vào tháng 8. Khi thu hoạch, đem cắt từng đoạn cành dài 20 – 25cm, sau đó loại bỏ lá già và hư hại rồi đem sấy khô ở nhiệt độ 30 – 40 độ C hoặc phơi nắng nhẹ cho đến khi cây khô hoàn toàn. Nếu thu hái quanh năm, nên thu hái 1 tháng/ lần.

Cỏ đường sau khi phơi khô sẽ có mùi ngai ngáy rất khó chịu. Cho nên, sau khi phơi khô cần phun nước để làm ẩm dược liệu rồi cho vào trong túi kín ủ từ 2 – 3 ngày. Cuối cùng đem sấy hoặc phơi khô sẽ làm mất mùi ngai ngái mà không ảnh hưởng đến dược tính và độ ngọt của thuốc.

Vì là dược liệu dễ ẩm mốc và hư hại, cho nên phải bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát. Tránh nơi có ánh nắng mạnh hoặc nhiệt độ cao vì có thể làm giảm vị ngọt và ảnh hưởng đến tác dụng dược lý của thuốc.

Cây cỏ ngọt - Vị thuốc dành cho người đái tháo đường

 

Thành phần hóa học của cây cỏ ngọt

 

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong cây cỏ ngọt chứa các thành phần chính như: 

  • Hoạt chất Steviosid – một glucosid có vị ngọt gấp 300 lần đường kính saccharoza nhưng không mang năng lượng.

  • Carbonhydrate, Protein, chất béo… có lợi cho sức khỏe.

  • Vị ngọt của cây cỏ ngọt có được là nhờ những glycosid tự nhiên. Chất này được chiết xuất từ ​​lá cây stevia thông qua một quá trình bắt đầu bằng cách ngâm cây trong nước nóng.

 

Dược tính và tác dụng của cây cỏ ngọt

 

Cây cỏ ngọt được cả giới Đông y và Y học hiện đại đánh giá là lành tính. Cụ thể:

 

Theo Đông y

Cây cỏ ngọt có tính vị chủ yếu là ngọt và có các công dụng chính như:

  • Hạ huyết áp, tiêu khát, lợi tiểu.

  • Điều trị tiểu đường, chảy máu chân răng, thông tiểu.

 

Theo Y học hiện đại

Trong cây cỏ ngọt có thành phần chính là stevioside và rebauside nên cho độ ngọt gấp 250 – 300 lần đường mía. Tuy nhiên, chất ngọt này không bị nhiệt phân, không lên men, không bị vi khuẩn, nấm men tấn công. Đặc biệt, pH ổn định nên không gây hại đến sức khỏe người dùng. Một số công dụng của cây cỏ ngọt theo Y học hiện đại nghiên cứu và công nhận như:

  • Dùng làm phụ gia thực phẩm cho những người ăn kiêng, giúp giảm cân.

  • Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.

  • Hỗ trợ ăn ngon, cải thiện hệ tiêu hóa.

  • Dùng làm chất tạo ngọt cho bánh kẹo, nước ngọt…

  • Điều trị rối loạn mỡ máu và phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.

 

Cây cỏ ngọt - Vị thuốc dành cho người đái tháo đường

 

Đối tượng sử dụng của cây cỏ ngọt

 

Như chia sẻ ở trên, cỏ ngọt có chất ngọt gấp 300 lần đường kính saccharoza nhưng lại không mang nhiều năng lượng. Cho nên, cây cỏ ngọt cũng không “kén” người sử dụng. Hiện nay, đối tượng người dùng chủ yếu của loài cây cỏ ngọt này là những: 

  • Người mắc bệnh tiểu đường, béo phì cần giảm cân, bệnh nhân cắt dạ dày cần phải kiêng đường kính saccharoza.

  • Người mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, phụ nữ mang thai kiêng sử dụng cam thảo bắc.

  • Người đang sử dụng thuốc có chứa Digitalis, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid.

  • Người muốn tăng cường sức khỏe và làm đẹp da.

 

Cách sử dụng cây cỏ ngọt hiệu quả

Dù cây cỏ ngọt là dược liệu lành tính nhưng tùy vào đối tượng sử dụng sẽ có một cách pha chế khác nhau để tăng độ hiệu quả. Cụ thể:

  • Nếu dùng cây cỏ ngọt làm thuốc cho người bệnh tiểu đường, ngày 2 lần, mỗi lần 2,5g lá cỏ ngọt phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml.

  • Nếu dùng cây cỏ ngọt cho người bị béo phì thì hàng ngày lấy 7,5g lá cỏ ngọt khô, sắc uống. Nên dùng liên tục để thấy được hiệu quả.

  • Nếu dùng cây cỏ ngọt để chữa tăng huyết áp thì hằng ngày nên đun uống dừa cạn, hoa cúc, hoa hòe và cỏ ngọt.

 

Hy vọng, với những chia sẻ trên đây của Veggie.vn, bạn sẽ có thêm những hiểu biết cơ bản nhất về loài cây cỏ ngọt. Hãy tìm hiểu thật kỹ để khai thác tối đa công dụng của loài cây này nhé!

Hiện nay, tại Veggie.vn đang bán một số loại đường cỏ ngọt từ thương hiệu Ilite phù hợp cho người ăn kiêng, người bị tiểu đường và chế độ ăn tốt cho sức khỏe hằng ngày. Truy cập ngay Veggie.vn để tìm hiểu về sản phẩm này nhé!

Hiện nay, tại Veggie có bày bán một số sản phẩm bột ngũ cốc dinh dưỡng chính hãng, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp. Chúc bạn ăn ngon sống khỏe mỗi ngày.

Bạn có thể tham khảo thưc phẩm dinh dưỡng của Veggie tại đây nhé!

1. Ngũ cốc dinh dưỡng từ các loại hạt

2. Bột ăn dặm cho bé

3. Ngũ cốc yến mạch hoa quả

4. Ngũ cốc dưỡng sinh

Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Bạn chưa có tài khoản? Vui lòng đăng ký
Đăng ký
Bạn đã có tài khoản? Vui lòng đăng nhập

Bạn quên mật khẩu?

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây và chúng tôi sẽ gửi cho bạn một mật khẩu mới.